Đau bao tử là một bệnh không còn xa lạ gì với đời sống hiện đại ngày nay. Theo ước tính thì tại Việt Nam có đến 70% số người đang và có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Và đau dạ dày sẽ chữa khỏi nếu có chế độ ăn uống hợp lý. Vậy bạn đã biết đau bao tử nên ăn gì? Hôm nay hãy cùng sdwa.org tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đau dạ dày nhé!
I. Vài nét về bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử là bệnh chỉ tình trạng tổn thương, viêm nhiễm bên trong dạ dày. Đặc trưng của căn bệnh này là xuất hiện hàng loạt các tình trạng ợ chua, buồn nôn, chướng hơi, đầy bụng thậm chí là chán ăn.Nặng hơn có thể gây chảy máu tiêu hóa.
Nguyên nhân của căn bệnh này là do vi khuẩn HP gây ra xuất phát từ chế độ ăn uống nghỉ ngơi không khoa học, thường xuyên bỏ bữa, thức khuya, lạm dụng chất kích thích như cafe, thuốc lá,…
Đau dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và không thể chữa được bằng thuốc hay bổ sung thực phẩm vào cơ thể. Có thể kể đến như:hẹp hậu môn, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…
Để có thể giảm bớt đau dạ dày và giảm các biến chứng có thể xảy ra, không chỉ nên đi khám bác sĩ kịp thời mà nên thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, uống thuốc theo quy định của bác sĩ. Đồng thời cần bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe giảm đau dạ dày.
II. Đau bao tử nên ăn gì?
Để tăng khả năng điều trị đau bao tử, nên lựa chọn các thực phẩm theo các nguyên tắc vừa tốt cho dạ dày vừa dễ tiêu hóa, hạn chế tối đa các sản phẩm làm hại đến dạ dày.
- Các loại thực phẩm thô: Theo nhiều nghiên cứu, các thực phẩm trong nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin B giúp dễ chuyển hóa thức ăn hơn. Đồng thời cũng tạo ra các chất chống oxy hóa bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Có thể kể đến những loại thực phẩm thô: gạo lứt, đậu, hạt điều, hạt mè, hạt bí chưa tách kỹ vỏ, bắp,…
- Thực phẩm giảm tiết axit dịch vị: Bắp cải, bí ngô, đậu, hành lá, cà rốt, chất ngọt (đường, bánh quy, mật ong), các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu vừng,…
- Thực phẩm dễ tiêu hóa : Những thực phẩm trong loại này thường là những món mềm, dễ tiêu hóa và có chất kiềm như cháo, cơm nhão, súp, mì sợi nhỏ,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ với lượng vừa phải giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn và giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
- Thực phẩm giàu Omega 3: Sử dụng thực phẩm giàu omega 3 giúp người bị đau dạ dày bớt mệt mỏi, căng thẳng và thúc đẩy các vết viêm loét dạ dày hồi phục nhanh chóng nhất. Các thực phẩm điển hình như : cá hồi, dầu ô liu, dầu hướng dương, hạt óc chó, hạt lanh…
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tăng khả năng miễn dịch đồng thời giúp tái tạo tế bào và làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày diễn ra nhanh chóng hơn.
- Thực phẩm kháng viêm, kháng khuẩn: Thực phẩm trong nhóm này giúp làm nhanh lành những vết loét dạ dày như gừng, mật ong, nghệ,…
- Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: Cà rốt, đu đủ (chứa beta-carotene), nghệ (chứa curcumin), bông cải xanh, táo (chứa flavonoid)…
III. Một số món ăn người đau dạ dày nên kiêng
Bên cạnh các thực phẩm được khuyên áp dụng đối với các bệnh nhân đau dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý tới nhóm những thực phẩm nên kiêng khem. Vì nếu lỡ nghiện các loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng dạ dày ngày càng xuống cấp.
- Đồ ăn cay nóng: Đây là một trong những thực phẩm cần tránh như tiêu, ớt,… để tránh làm tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng, niêm mạc dạ dày bị kích thích, bệnh chuyển biến xấu hơn.
- Thực phẩm nhiều chất béo: Gây cản trở tiêu hóa, làm hệ tiêu hóa làm việc mệt mỏi hơn khiến tình trạng đau dạ dày tăng lên.
- Các loại đậu: Nên hạn chế ăn các loại đậu để không gặp phải tình trạng đầy hơi, ợ chua, đau bụng, khó tiêu thường xuyên.
- Thực phẩm lên men và đồ chua: Nhóm thực phẩm này rất dễ làm cho bệnh đau dạ dày ngày một trở nặng vì axit trong đồ chua dạ dày gây kích thích niêm mạc dẫn đến các triệu chứng ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng.
- Chất kích thích: Người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu, chia, cà phê, thuốc lá,… Những thực phẩm này làm chậm quá trình niêm mạc dạ dày phục hồi, gây viêm loét và khiến viêm loét tổn thương nặng hơn.
IV. Đau dạ dày nên chú ý gì?
Ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, cần điều chỉnh một chế độ sinh hoạt khoa học để giúp gia tăng khả năng điều trị bệnh đau dạ dày. Người bị đau dạ dày cần chú ý :
- Ăn uống đúng giờ và đủ bữa, không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng.
- Không để bụng đói cồn cào, hoặc ăn quá no với nhiều thức ăn quá tiêu trong một bữa.
- Đồ ăn nên thái nhỏ, nấu mềm để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Nên ăn đồ luộc hấp để cơ thể dễ hấp thu hơn là các món chiên, xào, có dầu mỡ.
- Ăn chậm nhai kỹ và có thể chia nhỏ nhiều bữa để ăn.
- Không nên ăn thức ăn khô hoặc ăn cơm chan canh làm tăng gánh nặng của dạ dày.
- Sau khi ăn xong nên để cơ thể nghỉ ngơi tầm 30p đến 1 tiếng rồi mới tắm gội.
- Không thức quá khuya và dậy quá muộn (tránh bỏ qua bữa sáng).
- Tập thể dục và vận động hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về đau bao tử nên ăn gì được nhiều bạn tìm đọc. Hy vọng với những thông tin sẽ hữu ích với các bạn khi bị bệnh đau dạ dày. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Chúc các bạn nhiều sức khỏe!