Ho ra máu là bệnh gì? Ho ra máu có nguy hiểm không?

Ho ra máu là một hiện tượng bất thường cảnh báo nguyên nhân nguy hiểm ở hệ hô hấp. Và nhiều người thường chủ quan về vấn đề ho ra máu này. Trên thực tế ho ra máu kéo dài có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm với biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng con người. Vậy bạn đã biết ho ra máu là bệnh gì? Hôm nay hãy cùng sdwa.org tìm hiểu về nguyên nhân phổ biến dẫn đến ho ra máu ở bài viết dưới đây!

I. Ho ra máu là thế nào?

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu khi ho

Ho ra máu thực chất là tình trạng khạc ra máu khi bạn cố gắng ho, máu thường có bọt và có màu đỏ tươi, trước khi ho thường xuất hiện các triệu chứng: nóng rát sau xương ức, đau tức ngực, ngứa cổ họng. Ho ra máu cần được phân biệt với tình trạng:

  • Khạc ra máu từ mũi họng: Chảy máu nhẹ không ho kèm theo các rối loạn chảy máu dễ nhận biết ở vùng mũi họng như chảy máu cam, bệnh nha chu, polyp mũi. 
  • Ói ra máu: Máu thường chứa thức ăn hơn là bọt. Nôn thường có trước khi bị đau bụng hoặc mắc bệnh đường tiêu hóa trước đó như xơ gan, loét dạ dày tá tràng hoặc do sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài.

II. Nguyên nhân dẫn đến ho ra máu?

Ho ra máu là bệnh gì? Một số bệnh dưới đây có thể xuất hiện tình trạng ho ra máu như:

  • Lao phổi
  • Ung Thư
  • Nhiễm trùng hô hấp
  • Bệnh lý về phế quản: Giãn phế quản
  • Bệnh lý tim mạch do hẹp van tim
  • Bệnh lý toàn thân như nhiễm khuẩn huyết, thiếu vitamin C,..
  • Nguyên nhân ngoại khoa như chấn thương, đụng giập lồng ngực,..

1. Ung thư

Ho ra máu thường là biểu hiện của một số bệnh lý ung thư như ung thư thực quản, vòm họng hay ung thư phổi,…

  • Ung thư thực quản: Khối u vùng trung thất có thể vỡ vào khí phế quản hay tổn thương, hạch ung thư di căn, bệnh bạch cầu gấp,.. có thể gây ra tình trạng ho ra máu. 
  • Ung thư vòm họng: Ho ra máu chính là biểu hiện rõ ràng của bệnh ung thư vòm họng. Một số dấu hiệu khác của ung thư vòm họng thường không rõ ràng khiến bệnh nhân xử lý như viêm họng thông thường với tình trạng ho khan kéo dài, ho cả đờm và máu,..
Ung thư phổi là nguyên nhân gây ra ho ra máu phổ biến
  • Ung thư phổi: Ung thư phổi gây ra tình trạng ho ra máu cũng là một bệnh do việc hút thuốc nhiều. Ở giai đoạn muộn sẽ có tình trạng ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sút cân,..Và hơn 80% bệnh nhân mắc ung thư phổi đều có biểu hiện ho khan, có đờm và ho ra máu. 

2. Lao phổi

Lao phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng ho ra máu

Lao phổi với các triệu chứng điển hình như:  khạc đờm từ 2 tuần trở lên, có thể lẫn đờm tươi hoặc lẫn máu, ho ra máu  từ nhẹ đến nặng, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ban đêm đổ mồ hôi, đau tức ngực,  khó thở dữ dội. Bệnh dễ lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

3. Giãn phế quản

Giãn phế quản là hậu quả của bệnh lao phổi

Giãn phế quản thường là hậu quả của bệnh lao phổi, hoặc sau các bệnh nhiễm trùng mãn tính ở phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật … nên đây là một dạng ho ra máu khá phổ biến. Biểu hiện ho ra máu nhỏ tự khỏi trong vòng 3 đến 5 ngày,  ho ra máu nhiều (> 100mL) có thể tái phát hoặc gây tử vong.

4. Nhiễm trùng đường hô hấp

Viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi,  nấm phổi, nấm phổi… sẽ khạc ra máu. Các triệu chứng gợi ý thường là sốt, ho từng cơn, và đau ngực kiểu màng phổi (tức là đau ngực kèm theo ho, thở sâu, thay đổi tư thế).

III. Người bệnh cần làm gì khi ho ra máu?

Với những trường hợp ho ra máu với mức độ khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau:

  • Ho ra máu nhẹ: Lượng máu ho dưới 50ml/ ngày, máu chỉ ra thành vệt hoặc ngụm nhỏ. Lúc này bệnh nhân nên nghỉ ngơi, dùng thuốc an thần cầm máu, giảm ho vận động, uống nước, ăn cháo. Trường hợp này bệnh nhân có thể điều trị ở nhà nếu tình trạng chưa ổn định thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân ho ra máu bệnh gì..
Ho ra máu bạn cần đi khám để biết nguyên nhân chính xác
  • Ho ra máu trung bình: Với trường hợp này bệnh nhân sẽ ho với lượng khoảng 50-200ml/ ngày, lúc này bệnh nhân nên đi bệnh viện để được chữa trị chuyên sâu.
  • Ho ra máu nặng: Tình trạng ho từ 200ml/ ngày, lúc này bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi lâu dài tại bệnh viện. 

Một số giải pháp tạm thời làm giảm ho ra máu

  • Dành thời gian nghỉ ngơi
  • Ngủ đủ giấc
  • Không vận động quá sức
  • Kiêng thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá,..
  • Nên bổ xung thực phẩm có tính thanh nhiệt, mát, ăn thêm hoa quả để bổ sung vitamin.

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ho ra máu bệnh gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng ho ra máu. Với tình trạng này bạn nên đi khám để biết nguyên nhân chính xác nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

Bài viết được đề xuất